Brand Finance vừa công bố giá trị thương hiệu của Viettel đã tăng từ 4,3 tỷ USD lên giá trị 5,8 tỷ USD và là thương hiệu Việt Nam duy nhất trong top 400 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.
Viettel sẽ phối hợp với các nhà cung cấp bán điện thoại 4G giá 400.000 đồng để đẩy mạnh phổ cập 4G. Mục tiêu của Viettel là có thêm 10 triệu thuê bao 4G tại Việt Nam, tăng tỷ lệ từ 43,5% lên 62% trong năm 2020.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT xác định rõ điều kiện đầu tiên, tiên quyết trong phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử là đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), từ 2018 đến nay, số cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố đã liên tục giảm, từ 10.220 cuộc trong cả năm 2018 xuống còn 5.202 cuộc trong năm 2019 và được ghi nhận là 283 cuộc trong tháng 1/2020. Đặc biệt, Việt Nam đã tăng 50 hạng về Chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu trong năm 2019.
Nghị quyết số 02/NQ-CP nêu rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, trong đó có việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt...
Văn phòng Chính phủ đã dự thảo danh mục văn bản được gửi, nhận điện tử không kèm văn bản giấy từ ngày 1/2/2020 gồm 30 loại văn bản. Hiện cơ quan này đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để thống nhất danh mục văn bản áp dụng.
Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) cho biết, tới đây khi quy định các hộ kinh doanh cá thể cũng phải dùng hóa đơn điện tử, thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cá nhân dự báo sẽ tăng trưởng mạnh.
Với việc Công ty TNHH L.C.S vừa được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, đến nay tổng số nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam đã là 14 đơn vị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa yêu cầu 100% văn bản điện tử được các bộ, ngành, địa phương gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia phải được tích hợp chữ ký số và được xác thực theo quy định tại Thông tư 41 ngày 19/12/2017 của Bộ TT&TT.
Theo tính toán sơ bộ của Văn phòng Chính phủ, việc ứng dụng Trục liên thông văn bản điện tử quốc gia, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 1.200 tỷ đồng (tiền giấy, mực, sao lưu, gửi bưu chính, chi phí thời gian được tính toán theo World Bank…),
Theo thống kê của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, từ ngày 12/3/2019 đến ngày 30/9/2019, có tổng số 163.107 văn bản gửi và 488.165 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia
Tại Nghị quyết hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2019, Chính phủ đã yêu cầu đến tháng 6/2020, hoàn thành nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền