Để sử dụng hóa đơn điện tử người dùng cần phải tìm hiểu những quy định của pháp luật, trong đó có Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử– Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về Nghị định này thông qua bài viết sau đây.
Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bên bán phải lập hóa đơn điện tử giao cho bên mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này.
Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Bởi vậy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
Hóa đơn giá trị gia tăng: là hóa đơn áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn bán hàng hóa: là hóa đơn áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Hóa đơn khác: gồm tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết cần đầy đủ các nội dung bắt buộc:
Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng cho người mua mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hay thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục công trình, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hay bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các quy định về đặc tả kỹ thuật, định dạng cấu trúc và thành phần dữ liệu đáp ứng yêu cầu truyền nhận dữ liệu về hóa đơn điện tử giữa các hệ thống phần mềm của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với cơ quan thuế theo quy định.
Tổng cục thuế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và hướng dẫn việc thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên gồm: định dạng XML chứa thông tin trao đổi, tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử. Người dùng cần xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử theo quy định đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Hộ cá nhân không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, hiệu thuốc bán lẻ cung cấp hàng hóa dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018.
Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Hóa đơn điện tử là giải pháp cho doanh nghiệp thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Việc chuyển đổi giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch.
Hóa đơn điện tử Viettel với mạng lưới phủ sóng rộng rãi cùng với hệ thống hóa đơn điện tử thông minh, độ bảo mật cao, hiệu năng và tính an toàn tốt đang là một trong những lựa chọn của đông đảo người dùng hiện nay. Nghị định 119 về hóa đơn điện tử là một trong những nội dung quan trọng mà người dùng cần phải tìm hiểu khi sử dụng hóa đơn điện tử. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo một trong các kênh sau: