Hotline: 0975.176.376 - 0975.73.75.77

THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT NHÂN SỰ CHO ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng vừa được Thủ tướng phê duyệt nằm trong Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng vừa được Thủ tướng phê duyệt nằm trong Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu.

Cở sở dữ liệu được xem là bộ phận rất quan trọng đẻ xây dựng Chính phủ điện tử.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu có liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban Chỉ đạo 896).

Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Phó Trưởng ban Thường trực); Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng,

Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên; Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh.

Thủ tướng cũng phê duyệt danh sách Lãnh đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo 896. Cụ thể, Chánh Văn phòng là Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.

Phó Chánh Văn phòng gồm: Đại tá Trần Hồng Phú, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (Phó Chánh Văn phòng Thường trực); Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ Ngô Hải Phan; Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng; Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp Nguyễn Công Khanh; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Hoàng Ngọc Anh.

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ điện tử phải gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

"Nhận thức xu hướng và dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận này. Thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Chuyên gia Nguyễn Thế Trung, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cho rằng, công thức để xây dựng thành công Chính phủ điện tử là phép nhân giữa cải cách quản trị công với chuyển đổi số.

Lý giải rõ hơn đề xuất trên, chuyên gia Nguyễn Thế Trung cho biết, theo tổng kết về quá trình của những nước có khoảng 20 năm triển khai Chính phủ điện tử, các rào cản đối với việc người dân tham gia sử dụng Chính phủ điện tử ban đầu có thể gắn với vấn đề công nghệ nhưng sau đó đa phần sẽ là các vấn đề quản trị công.

“Giai đoạn bắt đầu triển khai Chính phủ điện tử, người ta nói đến triển khai dịch vụ công trực tuyến thế nào, văn bản số ra sao? Nhưng sau đó, khi thấy rằng người dân không vào sử dụng dịch vụ, người ta nhận thấy rằng vai trò của quản trị công rất quan trọng. Khi người dân tin tưởng rằng các giải pháp công nghệ có thể mang lại những lợi ích cho họ thì lúc đó tính sử dụng trong Chính phủ điện tử sẽ tăng lên một cách đột biến. Vì thế, việc người dân có dùng hay không các dịch vụ Chính phủ điện tử là vấn đề của quản trị công”, ông Trung phân tích.

Cũng theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Thế Trung, ngược lại, tổng kết kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, xét về hiệu quả đầu tư cho Chính phủ điện tử, nếu như bước đầu vấn đề quản trị công rất quan trọng, thì về lâu dài vấn đề công nghệ lại là yếu tố quyết định.

“Bởi lẽ, nếu chúng ta không có sự định hình về công nghệ nền tảng ngay từ ban đầu, để tình trạng “trăm hoa đua nở”, sử dụng các công nghệ hoặc bị khóa bởi nhà cung cấp hoặc những công nghệ không cập nhật, không thể liên thông với nhau thì sau này chính vấn đề chi phí cho Chính phủ điện tử sẽ làm cho chúng ta không phát triển được Chính phủ điện tử như chúng ta mong muốn. Cho nên, nếu như một trong hai vế - quản trị công hay chuyển đổi số, càng thấp thì Chính phủ điện tử sẽ càng thấp. Và nếu một trong hai vế này bằng 0 thì đương nhiên kết quả cũng sẽ bằng 0”, ông Trung giải thích thêm.

Mặt khác, các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc cũng dựa trên 3 yếu tố gồm dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng CNTT-TT và chỉ số nguồn nhân lực. Phân tích kỹ hơn, có thể thấy rằng trong mỗi chỉ số này đều hàm chứa chất lượng quản trị công và ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.

Minh chứng cho quan điểm của mình, chuyên gia Nguyễn Thế Trung viện dẫn, kết quả nghiên cứu 20 năm về Chính phủ điện tử tại các nước cho thấy mô hình trưởng thành của Chính phủ điện tử có sự đồng hành từ phía quản trị công và phía CNTT.